Một số bác sĩ da liễu phương Tây cho rằng mụn mọc ở một số vùng da mặt nhất định có thể do các nguyên nhân cơ bản gây ra. Ví dụ, các vấn đề về nội tiết tố thường dẫn đến nổi mụn ở vùng hàm và cằm. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng sức khỏe đường ruột có thể là một trong những lý do gây ra mụn trứng cá. Dưới đây là các vị trí mụn thường mọc và nguyên nhân của chúng.
Vùng 1: Mụn mọc ở trán
Nổi mụn trên trán có thể là kết quả của căng thẳng lớn hoặc thói quen ngủ không phù hợp. Ảnh: saigonews
Nổi mụn trên trán có thể là kết quả của căng thẳng lớn hoặc thói quen ngủ không phù hợp. Chúng cũng cho thấy bạn có vấn đề về tiêu hóa như chế độ ăn nhiều chất không lành mạnh. Khả năng còn lại là các vấn đề về gan.
Vùng 2: Mụn mọc ở hàm và cằm
Mụn ở hàm và cằm hầu như luôn là mụn do nội tiết tố. Ảnh: suckhoedoisong
Mụn ở hàm và cằm hầu như luôn là mụn do nội tiết tố. Nó có nghĩa là bạn phải kiểm tra mức độ hormone. Những loại mụn này có thể là kết quả của việc tăng quá mức androgen (nội tiết tố nam). Mụn trứng cá do nội tiết tố cũng là biểu hiện điển hình trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Vùng 3: Mụn mọc theo đường chân tóc
Các vấn đề về nội tiết tố có thể là lý do gây ra mụn dọc theo chân tóc và gần tai. Ảnh: sakurabeauty
Các vấn đề về nội tiết tố có thể là lý do gây ra mụn dọc theo chân tóc và gần tai. Nguyên nhân khác có thể gây ra loại mụn này là do lỗ chân lông bị tắc hoặc bị kích ứng. Bạn nên kiểm tra đồ trang điểm, dưỡng da hoặc dầu gội xem có chất nào gây kích ứng không. Trong trường hợp này, hãy thử sử dụng các sản phẩm làm đẹp tự nhiên, hữu cơ để xem có bất kỳ cải thiện nào trên vùng da mụn không.
Vùng 4: Mụn mọc ở má
Các vết mụn trên má có thể do bạn ăn nhiều đường. Ảnh: hongngochospitals
Các vết mụn trên má có thể do bạn ăn nhiều đường. Cố gắng hạn chế lượng đường tiêu thụ hàng ngày kể cả đường đã qua chế biến. Bên cạnh đó, mụn trên má có thể là kết quả của một số vấn đề về hô hấp.
Một lý do khác có thể khiến má nổi mụn là do bạn sử dụng điện thoại. Màn hình điện thoại thực sự chứa rất nhiều vi khuẩn lây sang khuôn mặt khi bạn nói chuyện điện thoại. Vì thế, đừng quên lau sạch màn hình điện thoại hằng ngày để hạn chế mụn.
Vùng 5: Mụn mọc ở giữa lông mày
Nếu bạn bị mọc mụn ở giữa hai lông mày thì đó có thể là do các vấn đề về gan. Ảnh: ghemassageelip
Nếu bạn bị mọc mụn ở giữa hai lông mày thì đó có thể là do các vấn đề về gan. Gan có rất nhiều chức năng và nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa và trao đổi chất. Mụn giữa hai lông mày có nghĩa là chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh và chứa nhiều dầu mỡ.
Vùng 6. Mụn mọc hai bên mũi và môi trên
Nổi mụn trên mũi chứng tỏ bạn ăn quá nhiều đồ cay, mặn, nhiều dầu mỡ. Ảnh: vietmecgroup
Nổi mụn trên mũi chứng tỏ bạn ăn quá nhiều đồ cay, mặn, nhiều dầu mỡ. Cố gắng giảm số lượng các loại thực phẩm. Ngoài ra, hãy chú ý đến sức khỏe tim mạch và huyết áp của bạn.
Mụn ở môi trên và đầu mũi có thể là kết quả của các vấn đề về tim, lá lách hoặc phổi.
Dịch từ B.S